Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà chọi của các sư kê

Kinh nghiệm nuôi gà chọi khỏe mạnh, chiến tốt

Để tạo một thế hệ gà chọi khỏe mạnh, háu chiến tham gia các trận đấu. Các sư kê cần có một quy trình chọn giống, nuôi gà chọi và chăm sóc kỹ lưỡng, chu đáo. Đặc biệt là nguồn thức ăn phù hợp cho gà ở từng độ tuổi khác nhau.

Những chú gà khỏe mạnh, chiến tốt sẽ đem lại nhiều giá trị cho chủ của nó. Nuôi gà chọi là một quá trình, bạn cần nắm rõ kiến thức trước khi tiến hành nuôi. Trong bài viết sau, zobet88 sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm chọn giống, chăm gà của các sư kê nuôi gà lâu năm.

Cách chọn giống gà chọi con

Chọn được giống tốt là yêu cầu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà chọi. Đối với người mới nuôi gà chọi thì bạn cần tìm hiểu giống gà để có chế độ ăn uống, chăm sóc phù hợp.

Ở nước ta có 2 giống gà chọi phổ biến là gà cựa và gà đòn. Các sư kê nuôi gà lâu năm sẽ không nuôi chung 2 loại giống này với nhau. Do quy trình, kỹ thuật và huấn luyện 2 giống này rất khác nhau.

Các cách chọn giống gà chọi con để chiến tốt đó là:

  • Cần tuyển chọn kỹ lưỡng ngay tại trại giống uy tín: Tại đây những chú gà chọi con được đánh số để người mua tham khảo lý lịch và mua được giống thuần.
  • Lựa chọn theo ngoại hình, đặc điểm: Bạn cần lựa chọn những chú gà con khỏe mạnh, không dị tật. Chọn con có bộ lông tơ tơi xốp, thân hình cân đối, không bị hở rốn. Ngoài ra những con có đôi mắt tinh ranh, đôi chân cứng cáp sẽ là những con có tiềm năng chiến đấu tốt.
Chọn giống là yêu cầu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà chọi
Chọn giống là yêu cầu đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà chọi

Trang thiết bị và chuồng nuôi gà

Những chú gà con thân nhiệt còn yếu, chưa có sức đề kháng tốt và chưa tự kiếm ăn được. Do đó bạn cần thiết kế lồng nuôi phù hợp. Muốn gà chiến tốt, đá khỏe thì việc xây dựng chuồng trại và thiết bị để nuôi gà cần phải được đảm bảo.

  • Nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam. Chuồng khô thoáng, cao ráo.
  • Bảo vệ gà bằng cách quấn lưới xung quanh. Tránh việc gà bị rơi, ngã ra bên ngoài.
  • Sử dụng lưới thép hoặc tre thưa để làm sàn chuồng. Sàn nên cách mặt đất 0.5m để dễ dàng cho việc dọn dẹp, vệ sinh.
  • Bố trí màng ăn, uống đầy đủ, phù hợp với chiều cao của gà.
  • Cần lắp đặt bóng đèn sưởi để giữ ấm và đảm bảo độ sáng cho gà.
Chuồng gà
Chuồng gà nên xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam

Thức ăn phù hợp cho gà chọi

Gà chọi con mới nở chưa tự kiếm ăn được và hệ tiêu hóa còn kém. Do đó cần thiết phải sử dụng và điều chỉnh nguồn thức ăn phù hợp.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi trong tuần đầu tiên đó là cho gà con uống nước khi mới nở. Sau đó 2 tiếng mới bắt đầu để gà tập ăn. Trong tuần đầu, thức ăn cho gà là hạt vừng, cám ngô và hạt tấm. Bổ sung thêm rau xanh băm nhỏ. Duy trì đủ 5-6 bữa ăn trong một ngày. Trong tuần đầu không được cho gà ăn cơm vì cơm dễ gây bết dinh ở đít. Sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình chăm gà.

Tuần thứ 2, bạn đổi thức ăn thành thóc xay nấu với thịt và rau băm. Tuần thứ 3 bạn có thể bổ sung thêm châu chấu nhỏ…

Sau giai đoạn 1,5 tháng tuổi, bạn có thể bổ sung thêm côn trùng, giun, ếch, nhái, lòng đỏ trứng… Chia bữa ăn thành 2 lần trong ngày. Cho ăn vào 10h sáng và 5h chiều.

Nước uống cho gà chọi

Đối với gà chọi con thì phần nước uống là rất cần thiết và quan trọng. Để đảm bảo cung cấp đủ nước vào sự phát triển tốt nhất. Bạn pha khoảng 1g vitamin C với 5g đường glucoza cùng 1 lít nước cho gà uống hàng ngày.

Tiến hành rửa máng uống ít nhất 3 lần/ngày. Nguồn nước cho gà uống phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Loại bỏ mầm mống gây bệnh. Đặc biệt vào mùa đông, bạn cần pha thêm nước ấm để đảm bảo nước ở nhiệt độ 26-28 độ C.

Cách chăm sóc gà chọi con

Giai đoạn lúc mới nở

Giai đoạn gà mới nở cần được chăm sóc cẩn thận để đảm bảo gà không bị yếu, sức đề kháng tốt và không bị chết. Trước khi cho gà vào chuồng cần phải bật đèn để sưởi ấm. Các tiêu chí như độ ẩm, ánh sáng, mật độ… cần đảm bảo như sau:

Tiêu chí nuôi gà dưới 2 tháng tuổi
Tiêu chí nuôi gà dưới 2 tháng tuổi

Ở giai đoạn 10-20 ngày tuổi đầu, người nuôi nên cắt mỏ gà để tránh việc cắn mổ nhau giữa các con trong chuồng. Để tăng sức đề kháng ở giai đoạn này, bạn có thể bổ sung men vi sinh, vitamin B.

Giai đoạn 2-5 tháng tuổi

2-5 tháng là giai đoạn gà bắt đầu thay lông. Gà trống tập gáy, ăn khỏe hơn. Gà mái thì lông mọc dài, mượt mà hơn. Để gà có sức khỏe, chiến đấu tốt, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chăm sóc, dinh dưỡng đầy đủ.

Người nuôi tuyệt đối không sử dụng cám tăng trọng trong giai đoạn này. Bạn có thể sản xuất thức ăn bằng máy ép cám cho gà. Trộn hỗn hợp thóc, ngô, rau, tép băm nhuyễn theo tỷ lệ nhất định. Như vậy, có thể đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho đàn gà mà còn tránh lãng phí thức ăn.

Sau 4 tháng tuổi có thể tách riêng gà trống để đá và gà mái. Gà trống nếu gáy rõ thì tiến hành cắt lông ở vùng cổ, đùi, đầu, ức. Cho chúng đá thử vài trận để xem con nào có tiềm năng nhất.

Giai đoạn trên 6 tháng

Gà chọi trên 6 tháng tuổi cần có quy trình chăm sóc để bước vào tập luyện trở thành một hùng kê. Giai đoạn này bạn vẫn phải chia nhỏ bữa ăn thành 4 lần. Không cho gà ăn no quá. Vì chúng no căng diều sẽ dễ béo phì, lười vận động và đặc biệt sẽ không đi kiếm mồi.

Thức ăn cho gà cần đủ khoáng chất, ít béo và nhiều đạm. Như cá nục, tắc kè, thạch sùng, thịt nạc, cua băm nhỏ… Nên cho gà tập đá 2 lần/tuần.

Gà chọi trên 8 tháng có thể tham gia các trận đấu. Cần cắt tai tích cho gà trước 20 ngày khi bước vào trận đấu.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *